Cách tạo ấn tượng ở những giây đầu tiên của buổi thuyết trình: Những giây đầu tiên sẽ quyết định tới sự thành công của bài thuyết trình của bạn. Vậy làm sao để có thể tạo ấn tượng trong những giây ngắn ngủi đó?
Dưới đây là những cách giúp bạn tạo ấn tượng với khán giả ở phần mở đầu bài thuyết trình. Có 4 cách giúp bạn tạo ấn tượng ở những giây đầu tiên của buổi thuyết trình
1. Để một người khác giới thiệu bạn: Đừng lãng phí thời gian giải thích bạn là ai và tại sao bạn đang ở đó. Viết một đoạn ngắn (khoảng 100 từ ) tiểu sử và một tuyên bố ngắn (50 từ) về những gì bạn sẽ nói. Nếu bạn được mời đến nói chuyện, hãy nhờ bất cứ ai đã mời bạn đọc thông tin này cho khán giả. Nếu bạn tự tổ chức cuộc họp đó, hãy đưa thông tin này vào lời mời.
2. Đừng làm nóng bằng một câu chuyện đùa: Tôi không có ý tưởng làm thế nào một câu đùa khởi động trở thành một phần của sự khôn ngoan trong kinh doanh. Phần nhiều, câu nói đùa chứa một nỗ lực không đủ lớn trong sự hài hước theo tình huống (như “tại sao các cuộc họp này luôn luôn vào thứ hai?”) điều này chỉ ra bạn đang lo lắng và không chắc chắn. Phần còn lại, câu chuyện đùa là một câu chuyện dài thách thức sự kiên nhẫn của khán giả.
3. Không bắt đầu với “lai lịch”: Nhiều bài thuyết trình bắt đầu với một tiểu sử của công ty đó để xây dựng uy tín. (Ví dụ: “Công ty chúng tôi có 100 năm kinh nghiệm”) Vấn đề ở đây là lúc bắt đầu một bài thuyết trình không ai quan tâm đến công ty của bạn. Bạn đang yêu cầu họ chuyển thông tin về tiểu sử của bạn vào một cái gì đó có ý nghĩa với họ và kinh doanh của họ. Tại sao họ phải bận tâm?
4. Mở đầu với một thực tế đáng ngạc nhiên và có liên quan: Để có được một khán giả tập trung vào những gì bạn sẽ nói cho họ, trước tiên bạn phải vượt qua “bối rối tinh thần” dẫn tới sự mất tập trung của họ. Tốt nhất là bắt đầu bằng một slide chỉ ra thực tế mới với khán giả và đủ quan trọng dể thu hút sự chú ý của họ. Xây dựng phần còn lại bài thuyết trình của bạn để trả lời những câu hỏi về kinh doanh mà thực tế của nó khơi dậy trong trí óc họ.
Dưới đây là hai ví dụ về bài thuyết trình để làm rõ những điểm trên:
Chưa tốt: “Xin chào, tôi là John Doe từ Acme và tôi đã làm việc trong ngành công nghiệp phụ tùng 20 năm. Acme đi đầu về công nghiệp phụ tùng với hơn một triệu khách hàng! Tôi ở đây ngày hôm nay để nói chuyện với bạn về cách chúng tôi có thể giúp bạn tiết kiệm tiền nhiều hơn khi mua các phụ tùng chất lượng cao.”
Tốt hơn: “Đúng vậy, một triệu đô la.” (Tạm dừng) “Đó có phải số tiền bạn mất đi mỗi năm vì thất bại trong mua sắm thiết bị phụ tùng. May mắn thay, có một cách tốt hơn và tôi sẽ giải thích làm thế nào bạn có thể dễ dàng tiết kiệm tiền chứ không phải là lãng phí nó.”
Không cần phải nói, các trang trình bày slide trong ví dụ trên là đơn giản. Ví dụ “Tốt hơn” có thể được thực hiện hình ảnh phong phú hơn, có thể với một minh hoạ mũi tên lượng tiền đang đi xuống.
Điều quan trọng ở đây là bạn nhận ra lý do tại sao slide đầu tiên bất ngờ và có liên quan có khả năng thu hút sự chú ý của khán giả hơn so với giới thiệu lan man hơn rất nhiều.
Xin lưu ý rằng thực tế bất ngờ và có liên quan không cần phải là cố gắng tạo nên sự lo sợ. Thực tế có thể chỉ là những cơ hội tiềm năng, việc đạt được mục tiêu dài hạn hoặc một cái gì đó tạo cảm hứng. Miễn là nó bất ngờ và liên quan, khán giả sẽ chú ý lắng nghe. -> Xem thêm: Để bài thuyết trình của bạn không trở nên tẻ nhạt
NÊN NHỚ 10 câu nói bạn không nên nói trong buổi thuyết trình
1. “Tôi đang vô cùng mệt mỏi”: Khi bạn thuyết trình, có hàng trăm thậm trí hàng nghìn khán giả đang theo dõi bạn, bạn tuyệt đối không được bắt đầu bằng câu nói: “Tôi thực sự mệt mỏi…Tôi đang vô cùng mệt mỏi…”. Hãy đặt địa vị của mình vào khán giả, bạn có muốn nghe một câu nói như vậy không? Khán giả chỉ muốn nghe những thông tin thú vị, tốt đẹp và ý nghĩa thay vì những câu nói trống rỗng, vô nghĩa. Nếu bạn đang thực sự mệt mỏi, tốt hơn hết là nên hủy bỏ buổi thuyết trình và lấy lại tinh thần cho một ngày đẹp trời khác.
2. “Tôi sẽ quay trở lại vấn đề này sau”: Nếu có khán giả nào đó quan tâm đến một trong những vấn đề bạn đưa ra ở bản thuyết trình, thì đây chính là điều may mắn với bạn, bạn hãy chớp lấy cơ hội này và thông tin lại với khán giả. Nếu họ đặt câu hỏi, bạn nên giải đáp ngay vào cuối buổi thuyết trình, tránh bỏ lửng vấn đề và hứa quay trở lại vào dịp khác. Nếu một người nào đó đủ can đảm đặt câu hỏi cho bạn, bạn nên khen ngợi, cảm ơn họ và mời gọi những khán giả khác đặt câu hỏi cho mình. Điều quan trọng là đừng trì hoãn bất kỳ điều gì.
3. “Các bạn có nghe thấy tôi nói gì không?”: Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi bắt đầu buổi thuyết trình của mình? Nhiều người còn hét to vào micro vài ba lần với câu hỏi “các bạn có nghe thấy tôi nói gì không?” Tất nhiên là tất cả đều nghe thấy rất rõ, nhưng họ không trả lời bạn. Kiểm tra tần số âm thanh không thuộc về trách nhiệm của bạn. Nếu chẳng may hệ thống âm thanh trục trặc, bạn hãy bình tĩnh đi ra phía rìa sân khấu và kín đáo yêu cầu người điều hành kiểm tra giúp bạn. Lúc này, bạn cần phải bình tĩnh, tự tin, nhìn, cười với khán giả và chờ đợi bộ phận kỹ thuật sữa chữa.-> Đọc thêm: 3 cách giải quyết tình huống bất ngờ khi thuyết trình
4. “Tôi không thể nhìn thấy bạn vì ánh sáng chói quá!”: Khi bạn đứng trên sân khấu, ánh đèn và sức nóng của sân khấu sẽ làm bạn khó khăn để nhìn thấy rõ khán giả. Lúc này, bạn hãy nhìn chằm chằm vào khoảng tối trước mặt, thỉnh thoảng nở nụ cười và hành động như thể bạn nhìn thấy rõ từng người khán giả một. Bạn có thể tự do đi bộ về phía khán giả nếu bạn muốn nhìn thấy họ rõ hơn. Bạn tuyệt đối không dùng tay che mắt, nhưng hãy lịch sự yêu cầu bộ phận chiếu sáng điều chỉnh lại hệ thống ánh sáng để bạn không bị chói mắt. Tốt hơn hết, trước buổi thuyết trình, bạn hãy quan sát hệ thống chiếu sáng và yêu cầu điều chỉnh trước khi bắt đầu.
5. “Bạn có nhìn rõ những chữ này không?”: Trong bài thuyết trình có thêm phần trình chiếu slide minh họa, có một nguyên tắc cơ bản về kích cỡ phông chữ mà bạn nên lưu ý. Đó là, kích cỡ chữ thường gấp đôi độ tuổi trung bình của khán giả. Ví dụ, nếu khán giả của bạn ở độ tuổi 40, thì phải để phông chữ ở kích cỡ 80. Có thể bạn sẽ không áp dụng nguyên tắc này với nhiều dạng văn bản slide, nhưng hãy quan tâm đến vấn đề này.
6. “Hãy để tôi đọc to điều này cho bạn”: Có một điều chắc chắn không bao giờ xảy ra đó là khán giả dành thời gian đọc toàn bộ các slide trong bản thuyết trình của bạn. Nếu bạn đọc từng trang của slide đó sẽ làm người nghe cảm thấy buồn chán. Cách tốt nhất để khán giả chú ý là để văn bản đó dưới dạng slide show. Khán giả sẽ chú ý đến bản slide của bạn khi trên đó có càng ít chữ càng tốt. Khi bản slide của bạn gây được sự chú ý thì họ sẽ lắng nghe bạn. Điểm mấu chốt của vấn đề đó là chỉ sử dụng tiêu đề ngắn trên các bài thuyết trình của mình và ghi nhớ các văn bản mà bạn muốn đọc to. Nếu có vấn đề gì đó cần phải suy ngẫm, hãy dành một khoảng thời gian ngắn để khán giả tự đọc nó.
7. “Hãy tắt điện thoại, laptop, tablet của bạn”: Việc yêu cầu khán giả tắt tất cả các thiết bị cá nhân khi bạn bắt đầu thuyết trình có vẻ là việc làm xưa cũ. Khán giả có thể không quan tâm đến yêu cầu này của bạn và không thực hiện theo yêu cầu của bạn. Bạn chỉ có thể yêu cầu họ để điện thoại ở chế độ im lặng. Nếu bản thuyết trình của bạn thực sự hấp dẫn, bạn sẽ thu hút được toàn bộ sự quan tâm của mọi người. Vì vậy không nhất thiết phải yêu cầu họ tắt các thiết bị cá nhân.
8. “Bạn không cần ghi chép, bản thuyết trình sẽ có trên mạng”: Việc bạn tải bản thuyết trình của mình lên mạng không có gì là mới mẻ. Nhưng nếu đó là một bản thuyết trình tốt thì sẽ chứa không quá nhiều từ và nhiều người sẽ quan tâm đến nó. Đối với nhiều người, việc ghi chép một cái gì đó là cách dễ dàng để ghi nhớ một vấn đề mà họ quan tâm. Hành động viết ra một câu cũng là cách mà họ đưa nó vào trong bộ não của mình. Họ có thể thực sự có cảm hứng và nảy ra một ý tưởng từ những điều mà họ đã nghe được. Hãy để họ tự do làm bất cứ điều gì mà họ muốn trong khi bạn đang thuyết trình.
Video giới thiệu Kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng – Academy.vn
9. “Tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn ngay lập tức”: Khi bạn đang trong mạch thuyết trình, một khán giả quan tâm đến vấn đề nào đó và họ đặt câu hỏi cho bạn. Bạn không nhất thiết phải giải đáp câu hỏi đó ngay. Hãy dành thời gian suy nghĩ để có được câu trả lời hay nhất. Bạn cứ tiếp nhận câu hỏi và dành thời gian giải đáp vào cuối buổi thuyết trình, vừa là để bạn có thời gian suy nghĩ cho thấu đáo, vừa là để giữ chân khán giả đến khi kết thúc buổi thuyết trình.
10. “Tôi sẽ nói ngắn gọn thôi”: Đây là một lời hứa mà chưa chắc bạn đã giữ được. Nhiều người khi bắt đầu bài thuyết trình đều nói như vậy. Khán giả thực sự không quan tâm đến việc bản thuyết trình ngắn hay dài, cái mà họ quan tâm là nó có hay không thôi. Họ dành thời gian để lắng nghe bạn, vậy bạn phải làm sao cho họ có cảm hứng. Hãy nói với họ “Bản trình bày của tôi có thể góp phần thay đổi cuộc sống của bạn” hay “Bài trình bày này dự kiến sẽ diễn ra trong 30 phút, nhưng tôi sẽ làm điều đó trong 25 phút để bạn có thể đi ra ngoài và có một ly cà phê sớm hơn dự kiến”. Sau đó, tất cả những việc mà bạn phải làm là giữ đúng lời hứa đó.
Nguồn: http://facestock.vn/cach-tao-an-tuong-o-nhung-giay-dau-tien-cua-buoi-thuyet-trinh/
0 Response to "RÈN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG"
Post a Comment